Pages

Google Search (Safe)

Google
 

PC World - Latest News

Apple Hot News

Monday, October 22, 2007

30 Free Softwares

 Please visit http://www.english2share.net  for more information
Công cụ Windows
1.
Eraser: 2,6 MB
Khi người sử dụng xóa một file trên máy tính, nó không thực sự mất đi. Hệ thống chỉ đơn giản nhận được lệnh "quên" vị trí của tệp dữ liệu, những sẽ vẫn hiện ra nếu ai đó tìm kiếm. Eraser có thể loại bỏ hoàn toàn file bằng cách ghi đè dữ liệu lên ổ cứng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng chương trình, bởi một khi file đã mất, sẽ không bao giờ khôi phục lại được.
2.
TweakUI: 148 KB
Giao diện người dùng UI (user interface) của Windows là Desktop, chương trình quản lý file và cung cấp cái nhìn tổng quan về hệ thống. TweakUI cho phép người dùng dễ dàng thay đổi Desktop và hiển thị các thiết lập để Windows trông thuận mắt hơn. Nó cũng khắc phục được tình trạng hiển thị những icon không phù hợp.
3.
IR Assistant: 2,3 MB
Tự động hóa những thao tác đơn giản với IR Assistant, công cụ cho phép tạo ra các macro. Macro là chương trình bao gồm các ký tự gõ phím và một ngôn ngữ lệnh của trình ứng dụng, có thể xử lý tự động những công việc lặp lại và tẻ nhạt như lưu và ghi dự phòng một tệp vào đĩa mềm.... Nếu phải thường xuyên thực hiện một nhóm các động tác kết hợp nào đó, hãy tạo một macro và nó sẽ giúp xử lý chỉ cần bằng cách nhấn một phím đơn.
4.
RegCleaner: 553 KB
Registry là một bộ phận trong Windows để theo dõi hầu hết các thiết lập liên quan đến hệ thống. Một số chương trình sau khi gỡ bỏ có thể vẫn để lại dấu vết trong Registry, nhưng Regcleaner có khả năng xóa hẳn chúng. Sử dụng chương trình thận trọng, và kích hoạt tính năng sao lưu dự phòng của Registry trước khi thực hiện một thao tác nào đó.
5.
Fresh Diagnose: 1,3 MB
Rất nhiều thông tin có thể đang được chạy cùng lúc khiến máy tính của bạn hoạt động thiếu ổn định. Công cụ chẩn đoán cho biết chính xác PC đang làm những gì. Nó sẽ phân tích hệ thống và các thao tác, đo lường tốc độ và khả năng vận hành trong một số thư mục.
6.
Unknown Devices: 400 KB
Device Manager, một phần của System Properties control panel, thông báo cho người sử dụng biết những thiết bị nào đang được nối tới máy tính. Nhưng đôi khi, PC không thể nhận dạng thiết bị và khiến Windows gặp lỗi. Khi đó, công cụ Unknown Devices có thể kiểm tra và xác định thiết bị đó là gì.
7.
WinRAR: 1,1 MB
Hầu hết các file lưu trữ trên máy tính đều theo định dạng Zip và Windows tự động quản lý loại tệp này, song vẫn còn những công cụ khác đáng chú ý. Trong số đó là WinRAR, hoạt động với định dạng Rar, nhưng có khả năng xử lý tệp zip và một số chương trình kém phổ biến khác. Nó hoạt động nhanh, đơn giản và hiệu quả hơn những phần mềm tích hợp sẵn trong Windows.
Công cụ truyền thông
8.
Skype: 2,2 MB - 6,3 MB
Đàm thoại qua Internet sẽ trở thành loại hình kinh doanh lớn trong vòng vài năm nữa, bởi nó giảm chi phí cho người sử dụng khi giao tiếp với bạn bè và gia đình từ xa. Skype hiện là một trong những chương trình VoIP xuất hiện sớm và phổ biến nhất thế giới. Người sử dụng Skype có thể liên lạc miễn phí với nhau. Mức giá gọi tới máy cố định, điện thoại di động và quốc tế cũng tương đối phải chăng.
9.
RSSOwl: 4,7 MB
RSS là chương trình hỗ trợ trang web tự cập nhật chính nó và thông báo nhanh chóng tới những người quan tâm. Cài công cụ RSSOwl và chọn những website yêu thích, có chứa biểu tượng RSS Feed hoặc XML trên trang, rồi thực hiện theo hướng dẫn. Thông tin mới sẽ có thể được truy cập dễ dàng từ chương trình này mỗi khi website thay đổi dữ liệu.
10.
Trillian: 2,3 MB
Dịch vụ tin nhắn nhanh hiện nay đã trở nên phổ biến với người sử dụng Internet, nhưng mỗi người lại chọn cho mình một chương trình riêng như MSN, Yahoo hoặc AOL. Nhằm khắc phục tình trạng không tương thích, Trillian cho phép liên lạc với tất cả bạn bè chỉ qua một hệ thống đơn nhất. Nó hoạt động với AOL, MSN, Yahoo Messenger, ICQ và IRC.
Công cụ Internet
11.
Spybot Search and Destroy: 4,8 MB
Spybot là một trong những "sát thủ" phần mềm gián điệp. Nó quét toàn bộ hệ thống để dò tìm spyware, adware và những chương trình nguy hiểm khác. Dù miễn phí, người dùng vẫn được cập nhật thường xuyên qua Internet. Bên cạnh việc khắc phục lỗi, tiện ích còn ngăn spyware thâm nhập vào những thành phần nhất định của Windows, đồng thời kết hợp hiệu quả với những công cụ bảo mật khác.
12.
Avast: 6,2 MB
Tuy là một chương trình thương mại, Avast vẫn cho phép người sử dụng tải bản diệt virus miễn phí về, dù không hoạt động mạnh như bản kinh doanh. Công cụ bao gồm một thiết bị quét thời gian thực tất cả các file đang mở, một bộ scan theo yêu cầu để quét đĩa và một scanner dùng cho e-mail nhằm kiểm soát những thông điệp đến và đi.
13.
FileZilla: 4,4 MB
Khi truyền file trên Internet, sử dụng giao thức FTP giúp tải nhanh hơn qua web. Một chương trình FTP chuyên dụng như FileZilla sẽ hỗ trợ quá trình này một cách hiệu quả. Nó cũng giúp cho những ai có website riêng dễ dàng đăng tải file lên server qua FTP.
14.
CWShredder: 493 KB
Một trong những spyware phổ biến nhất là CoolWebSearch và những biến thể của nó. CWShredder được coi là "thuốc giải độc" của loại phần mềm này. Người dùng chỉ cần tải về, chạy trên máy tính bị nhiễm và nó sẽ nhanh chóng xóa sạch chương trình nguy hiểm. Công cụ còn có khả năng loại trừ một số trục trặc không liên quan đến CoolWebSearch.
15.
Kerio Personal Firewall: 5,8 MB
Tường lửa này cũng là công cụ thương mại với bản dùng thử trong 30 ngày, nhưng vẫn miễn phí cho những người dùng cá nhân. Nó chặn lưu lượng Internet và mạng theo những thiết lập được cài đặt sẵn. Chỉ nên sử dụng một firewall trên máy. Do đó, nếu muốn chạy Kerio, tốt nhất hãy gỡ bỏ Microsoft Firewall trong Control Panel.
16.
Download Accelerator Plus: 1,7 MB
Nhìn chung, việc cài Accelerator Plus không tăng tốc độ duyệt Net nhưng có thể cải thiện đáng kể công đoạn tải file. Trình ứng dụng này tự động chia nhỏ tệp tin cần download, cho phép người dùng tiết kiệm khá nhiều thời gian kết nối.
17.
Microsoft Antispyware: 6,2 MB
Dù đây là bản thử nghiệm phần mềm chống spyware của nhà sản xuất Windows, nó vẫn là một công cụ mạnh và dễ sử dụng. Mọi người có thể lựa chọn chế độ bảo vệ theo thời gian thực để dò và ngăn việc cài đặt những chương trình nguy hiểm. Đặc biệt, chương trình sẽ được tự động cập nhật thường xuyên.
18.
Net Transport: 1,7 MB
Trình quản lý download này cho phép tạo nhiều hơn một kết nối tới máy chủ để tải file nhanh hơn bình thường. Người sử dụng cũng có thể mở menu chuột phải để tải tất cả các tệp trên một trang web, hoặc chỉ tải file vừa chọn.
Công cụ sáng tạo
19.
Paint.Net: 4,7 MB
Phiên bản nâng cấp của chương trình Paint quen thuộc trong Windows có một số tính năng khá mạnh, thường thấy trong các trình biên tập ảnh phải trả tiền. Ngoài các công cụ chỉnh sửa ảnh cơ bản, phiên bản còn hỗ trợ layer và một số hiệu ứng hình ảnh khác. Người dùng có thể Undo (hoàn tác) nhiều lệnh một lúc. Chương trình này hoạt động trên nền tảng .Net.
20.
Audacity: 2,7 MB
Audacity là một trong số không nhiều công cụ cho phép bạn thâm nhập sâu vào một file âm thanh với những định dạng khác nhau và thực hiện nhiều thay đổi, chỉnh sửa phức tạp. Công cụ biên tập của Audacity bao gồm cắt, dán, sao chép, thêm vào, hay loại bỏ các khoảng lặng, chức năng hoà âm đơn giản. Ngoài ra, chương trình cũng cung cấp thêm một vài hiệu ứng và khả năng lọc âm thanh.
21.
Cheetah Audio Converter: 9,1 MB
Chương trình cho phép chuyển đổi giữa 4 định dạng MP3, WAV, WMA và Ogg của các file âm thanh một cách đơn giản. Cheetah bao gồm các công cụ chỉnh sửa chất lượng và giảm dung lượng file. Tuy nhiên, nén file âm thanh nghĩa là người sử dụng đang làm cho chất lượng kém đi. Và khi đã nén tệp rồi thì Cheetah không cho phép quay trở lại file với kích thước và chất lượng ban đầu nữa.
22.
Winamp: 4,9 MB
Hiện nay, Winamp nằm trong số những chương trình tốt nhất dùng để chạy file nhạc MP3, WMA, ACC... và các tệp video trên máy chủ có hỗ trợ định dạng file đó. Winamp có tốc độ nhanh, dễ sử dụng với nhiều tính năng vượt trội, và còn trở nên mạnh hơn nhờ các chương trình hỗ trợ tương thích (plug-in).
23.
Picasa: 3,1 MB
Picasa là trình biên tập ảnh của Google. Chương trình này cung cấp nhiều tính năng để chuyển file từ máy ảnh kỹ thuật số sang sang máy tính, sắp xếp và chỉnh sửa các tệp đó trên ổ cứng. Phần mềm cũng cho phép xử lý file ảnh với định dạng cơ bản và thêm chữ vào trong ảnh.
24.
Media Player Classic: 1,2 MB
Không chạy chậm, ít tính năng hữu dụng và tạo những âm thanh chát chúa như Windows Media Player, Media Player Classic mang lại âm thanh mượt mà hơn. Tuy chương trình không hỗ trợ những âm chuông và sáo phức tạp, không hiển thị danh sách các bản nhạc đang chạy hay tính năng ghi CD, nhưng nó tương thích với hầu hết các định dạng file, bao gồm cả định dạng dành cho Real Media.
Công cụ văn phòng
25.
PDF Redirect: 5,9 MB
Khi gửi tài liệu tới người khác sử dụng e-mail hoặc thông qua web, đôi khi người dùng không biết nên chọn định dạng nào phù hợp. Nếu chuyển sang file PDF, tài liệu sẽ không thể bị thay đổi dễ dàng và vẫn giữ nguyên định dạng ban đầu trên máy tính người nhận. PDF Redirect sẽ nhanh chóng thay tạo file PDF từ mọi tài liệu có thể in được trên PC.
26.
OpenOffice: 80 MB
Microsoft Office là một bộ ứng dụng văn phòng hoàn chỉnh, nhưng lại rất đắt đỏ và mã nguồn mở chính là một giải pháp thay thế tối ưu. OpenOffice thậm chí bao gồm một số tính năng mạnh hơn chương trình của Microsoft như kết hợp thư, công thức cải tiến trong bảng tính... Nó không thực sự chau chuốt như Microsoft Office nhưng hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu sử dụng của người dùng.
OpenOffice 2.0, dung lượng 78 MB, cũng vừa được chính thức ra mắt với khả năng tạo tài liệu PDF từ bất kỳ định dạng nào hoạt động được trên bản 2.0 này.
27.
Calculator Plus: 476 KB
Dù calculator (trình tính toán) trong hệ điều hành Windows tương đối dễ dùng, nó vẫn có thể được cải thiện hơn nữa bằng cách thêm khả năng chuyển đổi đơn vị. Phiên bản nâng cấp Calculator Plus của Microsoft cho phép đổi diện tích, nhiệt độ, thể tích và những đơn vị khác. Tiện ích cũng bao gồm những phép toán của calculator chuẩn.
28.
PagePlus SE: 20,5 MB
Đây là phần mềm lý tưởng cho những ai cần tạo những văn bản có hình thức phức tạp mà Word không thể làm được. Tất nhiên, công cụ này không có những chức năng nâng cao như các chương trình dàn trang chuyên nghiệp, nhưng nó giúp xây dựng tờ rơi, bản tin khổ nhỏ, thậm chí cả tạp chí và sách đơn giản. Khi cài đặt phần mềm, người dùng sẽ phải đăng ký qua điện thoại hoặc Internet.
29.
Pegasus Mail: 4,5 MB
Chương trình thư điện tử đa năng này có thể khiến người sử dụng không cần đến Outlook hay Outlook Express. Dịch vụ không chiếm nhiều diện tích trong máy tính nên phù hợp với các hệ thống cũ hoặc cấu hình không cao. Pegasus Mail cho phép truy nhập vào tất cả các giao thức mail phổ biến của các ISP. Người dùng nên kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ Internet nếu thấy không chắc chắn trong việc có thể sử dụng một chương trình mail mới hay không.
30.
Post-it Software Notes: 1,9 MBPhần mềm hữu dụng không kém những tờ ghi chép và nhắc việc cũng do công ty 3M sản xuất, nhưng điểm hấp dẫn của chương trình chạy trên máy tính này là hoàn toàn miễn phí. Các ghi chú hay nhắc nhở kèm tranh, ảnh, đường link hay thậm chí tín hiệu âm thanh sẽ luôn nằm phía trên của sổ dù máy tính đang chạy bất kỳ chương trình nào.
(sources)

Necessary Softwares

1. 7-zip: Lưu trữ và khôi phục file (mã mở)
2. Ad-Aware: Xóa những phần mềm không cần thiết
3. ATnotes: Ghi chú trên desktop (miễn phí)
4. Avast Anti-Virus: Một trong những công cụ quét virus tốt nhất
5. Avant Browser: Trình duyệt web với nhiều tính năng ưu việt (miễn phí)
6. Audacity: Chương trình chỉnh sửa âm thanh (mã mở)
7. AutoGK: Chuyển từ DVD sang DivX/Xvid (miễn phí)
8. AxCrypt: Phần mềm mã hóa (mã mở)
9. Apache HTTP Server: Máy chủ HTTP (mã mở)
10. BB4Win: Tiện ích thay thế Windows (mã mở)
11. BitComet: BitTorrent client (miễn phí)
12. Blender: Bộ tạo đồ họa 3D (mã mở)
13. Bosskey: Chương trình Virtual Desktop (miễn phí)
14. Cain & Abel: Công cụ bảo mật "tất cả trong một" (miễn phí)
15. CDex: MP3 ripper (mã mở)
16. Celestia: Giả lập không gian 3D thời gian thực (mã mở)
17. CCleaner: Dọn rác trong máy tính (miễn phí)
18. Chaos Manager: Phần mềm tổ chức (miễn phí)
19. Context: Công cụ biên tập văn bản (miễn phí)
20. DIManager: Quản lý icon trên desktop (miễn phí)
21. DVD Shrink: Phần mềm giải mã DVD (miễn phí)
22. Firefox: Trình duyệt web (mã mở)
23. FeedReader: Chương trình hỗ trợ định dạng RSS và ATOM
24. FileZilla: FTP client (mã mở)
25. Froxit PDF Viewer: Hỗ trợ xem PDF nhanh nhất hiện nay (miễn phí)
26. FreeMind: Công cụ mind-mapping (định hướng tri thức) mã mở
27. Google Earth: chương trình về hình ảnh và những thông tin địa lý khác
28. Gaim: Máy khách IM đa giao thức (mã mở)
29. Gizmo: Điện thoại IP (miễn phí)
30. Gmail Drive: Ổ cứng Gmail (miễn phí)
31. HTTtrack: Ứng dụng duyệt web offline (mã mở)
32. Icon Sushi: Chỉnh sửa icon (miễn phí)
33. Inkscape: Chỉnh sửa đồ họa vector (mã mở)
34. Izarc: Tiện ích nén (miễn phí)
35. Java: Nền/ ngôn ngữ lập trình
36. Kerio Personal Firewall: Tường lửa hiệu quả (miễn phí)
37. Media Monkey: Phần mềm nhạc (miễn phí)
38. MWSnap: Tiện ích chụp màn hình (miễn phí)
39. MySQL: Máy chủ cơ sở dữ liệu (mã mở/ kinh doanh)
40. NetHack: Game (mã mở)
41. Notepad++: Biên tập mã nguồn (mã mở)
42. NVU: Biên tập Web (mã mở)
43. OpenOffice: Bộ ứng dụng Office (mã mở)
44. Opera: Trình duyệt vừa đạt 1,6 triệu lượt tải sau 2 ngày miễn phí
45. PDFCreator: Tạo PDF (mã mở)
46. PHP: Ngôn ngữ lập trình
47. Ras Monitor: Điều chỉnh việc sử dụng băng thông
48. RSS Bandit: Tập hợp tin tức (mã mở)
49. Trillian: IM client (miễn phí/kinh doanh)
50. Winamp: Chương trình nghe nhạc (miễn phí)
Ngoài ra còn một số phần mềm đáng chú ý khác như:
Azureus: BitTorrent client (mã mở)
Eclipse: Java IDE (mã mở)
Everest Home Edition: Công cụ chẩn đoán hệ thống (miễn phí)
Keepass: Quản lý mật khẩu dễ sử dụng (mã mở)
PuTTY: Telnet/SSH client (mã mở)
Restoration: Phần mềm không xóa file (miễn phí)
SQLyog: Công cụ quản lý cơ sở dữ liệu (miễn phí/kinh doanh)
SciTE: Biên tập văn bản (mã mở)60. Thunderbird: Mail client (mã mở)
The GIMP: Biên tập đồ họa (miễn phí)
VirtualDub: Ghi và xử lý video (mã mở)
Virtual Dimension: Phần mềm Virtual Desktop (mã mở)
VoIP Buster: Phần mềm điện thoại Internet
XMLSpy Home Edition: Công cụ phát triển XML (miễn phí)

(Sources)

Saturday, September 29, 2007

Photo Art Webs

http://www.thaiphienphoto.com/index.php : Là trang web nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam rất hay. Những tác phẩm của Thái Phiên rất sống động, ánh sáng phân bổ hợp lí, độ tương phản vừa phải nhưng đôi khi cũng hơi thiên về "nhu" để tạo cảm giác thư thái, bình an. Thể loại ảnh khỏa thân tuy có bố cục chưa hợp lý lắm nhưng vẫn toát ra được những cảm xúc riêng và ít bị trùng lắp, sao chép.
http://nghethuatnhiepanh.com/ : Còn gọi là "Xóm nhiếp ảnh". Là một gallery có nhiều tác phẩm với nhiều chủ đề khác nhau, chất lượng hình ảnh tương đối tốt. Ngoài ra còn có phần tin tức lá cải cũng hay hay. Đặc biệt là có một Diễn đàn (forum) khá hay với việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và nhiều thông tin bổ ích khác.
http://www.hanoicorner.com/4images/ Một góc nhiếp ảnh Hà nội với vẻ bề ngoài thật bình lặng và giản dị nhưng bên trong không kém phần sôi nổi với nhiều tác phẩm rất đáng để xem và nhớ mãi. Ngoài ra còn có một diễn đàn cũng rất hấp dẫn http://www.hanoicorner.com/phpBB2/index.php với một số đề tài về văn hoá, tri thức, nhiếp ảnh, văn học nghệ thuật và ẩm thực rất hay.
Phần hướngdẫn nghệ thuật nhiếp ảnh cũng rất hữu ích.
http://www.vapa.org.vn/vie/index.php : Trang WEB của hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Bố cục trang web không được đẹp nhưng lại có một diễn đàn không đến nỗi tệ lắm http://www.vapa.org.vn/vie/modules.php?name=Forums nên vào xem.
http://www.vnphoto.net/ khá hay với một gallery tác phẩm sưu tầm tạm được nhưng bù lại là một forum khá hấp dẫn với nhiều đề tài rất cần thiết cho nghề nhiếp ảnh.
http://vnthuquan.net/ một góc nhỏ về nhiếp ảnh thôi nhưng mục khác thì rất phong phú, nhất là về Văn học.
http://www.photo.vn/ Sao lại không vào xem nhỉ ? Cả một kho hình ảnh luôn đấy (hơn 40.000 hình). Có forum và cả một kho Download hấp dẫn. Nếu không vào xem thì thật đáng tiếc.
http://www.ttvnol.com/nhiepanh.ttvn một góc sưu tầm ảnh của ttvnol. Đánh giá: tạm được.

http://www.photoworld.com.vn/ một thư viện ảnh và một forum tạm được nhưng cũng không nên bỏ qua.
http://www.fotovietnam.com/ như một trang tạp chí nhưng thư viện ảnh cũng khá công phu và ấn tượng.
http://diendan.nguoihanoi.net/http://gallery.nguoihanoi.net/ diễn đàn và thư viện anh "Người Hà nội".
http://www.vna2z.com/ một bộ sưu tập lớn những tác phẩm nhiếp ảnh tương đối hay. Nên xem.
http://www.hoalanvietnam.org/Topic.asp?ID=205 Nhiếp Ảnh Đường này không chỉ có nhiếp ảnh, mà còn là một web chuyên về hoa Lan. Rất hay.
http://www.taybacgroup.com.vn/ nơi tụ tập khoe ảnh, kể chuyện!!!
http://www.baymau.net/ trang này hơi bị hay không chỉ với nhiếp ảnh mà còn có cả Mỹ thuật, Kiến trúc, Điêu khắc, Nội thất... Cool
http://vn.lefthit.com/index.php diễn đàn nhiếp ảnh.
Một số Web khác:
http://www.photoschau.de/index.php?x=browse&pagenum=1
http://www.photoblogs.org/
http://www.worth1000.com/

Monday, September 17, 2007

Promote website

Bạn đã bao giờ nghe ai đó nói đến Promote website chưa?

Hiện nay trên internet có khỏang 80 triệu trang web và khỏang 200.000 trang được thêm mỗi ngày. Để tìm được trang web như mong muốn chúng ta không còn con đường nào khác là sử dụng công cụ tìm kiếm. Vậy làm thế nào để mỗi khi người dùng tìm kiếm thì website của bạn được sắp xếp lên vị trí hàng đầu (top), chẳng hạn như top 10, việc làm này được gọi là tăng hạng website hay promote website.

Promote website không khó, vấn đề là bạn phải nắm được cách hoạt động của các search engines. Để promote website của bạn trước hết bạn nên làm cho website của bạn trở nên thân thiện với các search engines bằng cách cách promote bên dưới đây:

Tính đến thời điểm này, Các công cụ để tìm kiến thông tin trên internet gồm có các lọai công cụ sau:
Search engines: Thông tin của các website sẽ được lưu vào database của các search engines, khi bạn gõ vào 1 keyword muốn tìm thì search engines sẽ đi tìm thông tin về website mà bạn cầntìm trong CSDL của nó. Các search engines thông dụng hiện nay gồm:
°
http://www.google.com
°
http://www.altavista.com
°
http://www.searchcactus.com
°
http://www.infoseek.com
°
http://www.excite.com
°
http://hotbot.lycos.com
°
http://www.nlsearch.com
°
http://www.alltheweb.com
Meta-search engines : Không giống search engines, meta-search không có CSDL. Khi bạn gõ vào 1 keyword để tìm thỉ meta-search sẽ nhanh chóng kiểm tra lần lượt các search engines đồng thời nó truyền keyword cho search engines. Search engines sẽ tìm trong database của mình và trả kết quả về cho meta-search, tuy nhiên meta-search chỉ hiện thị khỏang 10-15 % mà search engines tìm thấy. Một số meta-search thông dụng:
http://www.ProFusion.com
http://www.askjeeves.com
http://www.askjeeves.com
http://www.infind.com
http://www.metacrawler.com
http://www.savvysearch.com
Subject/virtual directories.
- Các directories lưu trữ cách riêng lẻ như 1 database dự phòng và được quản lý bởi electronic spiders trong các search engines . Kích thước của 1 subject directories nhỏ hơn nhiều so với electronic spiders của các search engines
- Các directories thường xuyên được sắp xếp lại vào các catagories và các sub catagories dựa trên thông tin mà nó chứa đựng. Các subctegories có thể được dùng để search.
- Các Subject/virtual directories thông dụng.
°
http://www.looksmart.com
°
http://www.yahoo.com
°
http://www.dmoz.org
°
http://infomine.ucr.edu/home.html
các kỹ thuật nhằm nâng cao thứ hạng trong search engines
Thực tế thì không có cách nào để giữ cho website của bạn luôn luôn ở trong vị trí đầu với mỗi keyword mà người dùng gõ vào. Cái mà bạn có thể làm được là đưa trang web của bạn xuất hiện trong những trang đầu (top 10 - 20) bất cứ khi nào người dùng tìm kiếm các keyword mà bạn định nghĩa sẵn. Sau đây là một số kỹ thuật được liệt kê thoe thứ tự và tầm quan trọng của chúng”
- Kỹ thuật #1 đến #4 áp dụng cho các Hierarchical Databases Search Engines.
- Kỹ thuật #1 đến #5 áp dụng cho các Standard Database Search Engines.
- Kỹ thuật #1 đến #12 áp dụng cho các Deep Search Engines
Để bảo đảm có được 1 vị trí tốt bạn nên áp dụng các kỹ thuật #1 đến #4
khi bạn submit website và áp dụng kỹ thuật #5 - #12 khi bạn thiết kế trang web của bạn.



+ Kỹ thuật #1 : Liệt kê những từ khoá trong tiêu đề.
Đây là điều rất quan trọng mà ban phải làm ngay lập tức, nên nhớ rằng mục đích của bạn là đưa website của mình lên vị trí đầu để người dùng click vào website của bạn. Tiêu đề là cái được thể hiện nhằm giúp cho người dùng hiểu được 1 phần nào đó về website của bạn và điều đặc biệt quan trọng là các Deep Search Engines luôn chỉ số hoá các từ trong tiêu đề trước rồi mới thống kê tầng suất của chúng. Đây là 1 điều rất quan trọng, bạn phải chắc rằng tất cả những keywords liên quan đến trang web của bạn phải được đặt trong tiêu đề.

+ Kỹ thuật #2 : Tiêu đề bắt đầu với 1 chữ số hay ký tự “A”.
u Các bạn thường nghĩ rằng ký tự “A’ luôn luôn đứng ở vị trí đầu khi sắp xếp theo ký tự alphabet. Nhưng trong thực tế thì không phài vậy, các con số và ký tự đặc biệt luôn luôn đứng trước các ký tự alphabet.
u Đây là danh sách các ký tự đã được sắp xếp theo thứ tự: đứng đầu là khoảng trắng và kế đến là ! " # $ % & ' ( ) * + , - . / 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 : ; ? @ A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z [ \ ] ^ _ ` a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z { } ~
u Điều này có nghĩa là các tiêu đề bắt đầu bằng các con số sẽ có thứ hạng cao hơn các tiêu đều bắt đầu bằng các ký tự alphabet.
u Hãy cẩn thận khi chọn tiêu đề và phải bảo đảm rằng nó thể hiện được hình ảnh của bạn và cố gắng bắt đầu bằng ký tự “A” hay là 1 con số.

+ Kỹ thuật #3 : Không nên liệt kê nhiều lần trên cùng 1 search engines.
Hầu hết các search engines không cho phép bạn liệt kê cùng 1 trang đó nhiều hơn 1 lần. Nó sẽ xoá các bản sao 1 cách tự động.

+ Kỹ thuật #4 : Chọn đúng category.
Khi bạn submit website và được giới thiệu các category, bạn luôn luôn chọn category đứng đầu theo thứ tự alphabet . Bởi vì các kết quả tìm kiếm thường được sắp sếp theo thứ tự alphabet của category trước. Như vậy, việc chọn đúng category có thể cái thiện phần nào vị trí của bạn.
Lưu ý : Cách này tuy có thể cải thiện vị trí của bạn nhưng bạn phải cẩn thận khi chọ lĩnh vực và nên chọn đúng lĩnh vực của bạn nếu không website của bạn có thể bị Search Engines xoá bạn ra khỏi database của nó.

+ Kỹ thuật #5 : Bao gồm những từ khoá (keywords) sáng tạo.
u Theo thống kê thì các từ khoá sau đây thường chiếm thứ hạng cao trong các search engines : 1.sex,

2.women,
3.nude,
4.adult,
5.gay,
6.erotic,
7.erotica,
8.naked,
9.pictures,
10.software.

Bạn không cần thiết phải sử dụng các từ khoá này trong tiêu đề của bạn để có được vị trí cao, tôi liệt kê những từ khoá này chỉ nhằm gợi ý cho bạn.
Hãy tận dụng tối đa khả năng sáng tạo của bạn để tạo ra những tiều đề (Title) thật ấn tượng và nếu có thể thì bạn tận dụng các từ khoá trên để đạt kết quả tốt nhất. VD: khẩu hiệu (Title) của 1 trại hè “Grady Spruce Summer Camp – Fishing, Hiking, Boating” đã được đổi thành “Grady Spruce Summer Camp – Learn ALL The Naked Facts That Make Us So Popular”
+ Kỹ thuật #6 : Chọn lọc những từ khoá thích hợp.
Cách tốt nhất để lựa chọn các từ khoá (keywords) là bạn hãy đặt mình vào vị trí của người của người tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ. Ghi lại các từ khoá mà bạn tìm kiếm, nếu làm tốt điều này thì bạn có thể nhận được những từ khoá tốt nhất và nếu được thì bạn nên tranh luận với vài người khác. Công việc này có thể làm bạn tốn khá nhiều thời gian nhưng ích lợi có nó đem lại cũng thật không nhỏ.
Lập 1 danh sách khoảng hơn 50 từ khoá sau đó thu hẹp xuống còn khoảng từ 10 đến 20 từ và lấy những từ này làm các từ khoá chính cho bạn.
Cố gắng kết hợp các từ khoá lại với nhau để đạt được kết quả tìm kiếm tốt nhất.
VD: 1 website cung cấp ô tô sử dụng các từ khoá : “tra dầu” và “mô tơ”, ta có thể kết hợp 2 từ khoá trên để tạo ra từ khoá “dầu mô tơ”. Sự kết hợp các từ khoá sẽ đưa bạn lên vị trí cao hơn các từ khoá đơn lẻ.

+ Kỹ thuật #7 : Meta tag.
Chúng là những thẻ Meta trong HTML, những gì bên trong nó được che dấu tuyệt đối trong trình duyệt và chỉ có các Search Engines mới có thể nhìn thấy được.
Meta tag tương tự như 1 bảng mục lục nhỏ của trang web cuả bạn và được các Search Engines tìm kiếm đầu tiên. Khi Search Engines nhìn thấy tag này nó sẽ đọc nội dung bên trong tag và lập danh sách chỉ mục các từ trong tag này (sau khi đã lập danh sách chỉ mục Title).
Tuỳ thuộc vào Search Engines mà nó có thể dùng lại hoặc tiếp tục lập danh sách chỉ mục các phần còn lại. Kết quả sau cùng của việc thống kê này là 1 danh sách các từ khoá đã được sắp xếp theo thứ tự độ ưu tiên của chúng.
Lưu ý: Không được liệt kê các từ khoá trùng nhau, có ít nhất 1 Search Engines sẽ không liệt kê những trang có số từ khoá lặp đi lặp lại hơn 6 lần trong meta tag.
u Bạn nên đặt meta tag trong tất cả các trang web của bạn. Hầu hết các chương trình thiết kế web (như: Dreamweaver, FrontPage,… ) đều không hổ trợ tạo các meta tag 1 cách tự động vì vậy bạn phải tạo chúng bằng tay.

Kỹ thuật #8 : Từ khoá xuất hiện nhiều lần.
u Từ khoá xuất hiện nhiều lần là việc lặp đi lặp lại các từ khoá nhằm tăng trọng lượng (thứ hạn, độ ưu tiên,… ) của chúng.
u Thông thường những từ này được liệt kê ở phần dưới đáy của trang và chúng được ngụy trang bằng những kiểu chử thật nhỏ và trùng với màu nền. Chẳng hạn : một nhà sản xuất modem có thể có những tứ khoá “computer modem computer modem computer modem” được liệt kê nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần.
u WebCrawler đã bắt đầu xoá những những danh sách mà từ khoá lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Nếu bạn áp dụng cách này thì bạn nên thường kiểm tra các Search Engines kiềm tra xem từ khoá cuả bạn có còn được liệt kê hay không.

+ Kỹ thuật #9 : Làm sao gấp đôi khả năng kích hoạt.
Chỉ cần thêm “S” vào phần kết thúc của mổi từ khoá. Vì nguyên tắc của các Search Engines là luôn luôn liệt kê số nhiều của mổi tứ khoá.

+ Kỹ thuật #10 : Nối mạng (trao đổi liên kết).
Liên hệ với các website khác và trao đổi link với họ để tăng thêm các liên kết tới site của bạn. Nếu website của bạn càng có nhiều mối liên kết thì vị trí của bạn càng được cải thiện.

+ Kỹ thuật #11 : “Không Không” – các điều không nên.
u Không bao giờ submit trang web của bạn vào các Search Engines trước khi bạn upload nó lên mạng và kiểm tra nó. Bởi vì, nếu Search Engines kiểm tra website của bạn mà nó không tìm thấy trang web thì bạn phải submit lại website của mình 1 lần nửa.
u Không bao giờ submit website của bạn tới 1 category không thích hợp. Nó sẽ bị xoá bởi webmaster và bạn không bao giờ được liệt kê trong Search Engines đó nữa, dù bạn đã submit nó lại.
u Không bao giờ dùng toàn bộ là chử hoa vì nó được xem là không phù hợp.

+ Kỹ thuật #12 : Sử dụng các nghiã tiềm ẩn của từ khoá.
- Bạn nên sử dụng thêm các từ khoá có ý nghĩa liên quan đến lĩnh vực kinh doanh (hay dịch vụ) của bạn.
- Giả sử như Công ty của bạn 1 Công ty du lịch và tất nhiên sẽ có các từ khoá sau “Travel”, “Airlines” và “vacation”, ta sữ dụng thêm các từ có mối liên hệ với chúng ta như: “luggage”, “bagage”, “clothing”, “beach”, “surf”, “bathing suits”, “fun”, và “entertainment”
.

(source)

Web collection

This summary is not available. Please click here to view the post.

Yahoo Messenger Emoticon

Hidden Emoticons
:-?? I don't know - New! 106.gif
%-( not listening - New! 107.gif
:@) pig 49.gif
3:-O cow 50.gif
:() monkey 51.gif
~:> chicken 52.gif
@};- rose 53.gif
%%- good luck 54.gif
**== flag 55.gif
(~~) pumpkin 56.gif
~O) coffee 57.gif
*-:) idea 58.gif
8-X skull 59.gif
=:) bug 60.gif
>-) alien 61.gif
:-L frustrated 62.gif
[-O 63.gif
$-) money eyes 64.gif
:-" whistling 65.gif
b-( feeling beat up 66.gif
:)>- peace sign 67.gif
[-X shame on you 68.gif
\:D/ dancing 69.gif
>:/ bring it on 70.gif
;)) hee hee 71.gif
:-@ chatterbox 76.gif
^:)^ not worthy 77.gif
:-j oh go on 78.gif
(*) star 79.gif
o-> hiro 72.gif
o=> billy 73.gif
o-+ april 74.gif
(%) yin yang 75.gif

Vào đây để tham khảo thêm: http://messenger.yahoo.com/emoticons.php
hoặc : http://messenger.yahoo.com/hiddenemoticons.php
Sử dụng cú pháp sau khi chèn vào trang Web:
img src=http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/106.gif thay đổi file .gif cho thích hợp và đặt dấu <> ở hai đầu

Saturday, September 15, 2007

Các Kỹ Thuật Chat Yahoo Messenger

(Nguồn VNSchool.net)

Yahoo Messenger (YM) là chương trình chat thông dụng nhất tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Mặc dù ở một số nơi MSN Messenger của Microsoft được ưa chuộng hơn, nhưng với sự phát triển, nâng cấp không ngừng của mạng Yahoo trong những năm qua (cùng với YM là Yahoo Mail và Yahoo 360o hay Yahoo Blog), cộng đồng mạng - đặc biệt là giới tuổi Teen ngày càng thích Yahoo. Bạn có thể thấy một teen lớp 6 chưa biết tắt máy tính như thế nào cho đúng cách nhưng cậu ta chat rất sành sỏi. Hầu hết tuổi teen đều biết sử dụng Chat và Mail để liên lạc với bạn bè, người thân. Những teen khác thậm chí biết khai thác Internet để học tốt hơn và làm được những việc “vĩ đại” như kết thân với cô bạn người Úc hay kiếm được học bổng tận bên Hà Lan…
Bài viết này xin giới thiệu với các bạn một số kỹ thuật chat của những tay chat YM thứ thiệt. Bạn sẽ không còn ngạc nhiên khi nhận được một trái tim kết bởi hoa hồng, những hình ảnh, dòng chữ nhiều màu sắc nhảy múa khi chat… vì bạn cũng sẽ biết cách làm như vậy. Những tiểu xảo của Hacker cũng được đề cập đến nhưng mục đích chính là cung cấp cho bạn cách phòng chống. Bài viết sử dụng cách nói thường dùng của các teen như “vào/thoát YM”, “nick thật/ảo”, “ẩn/hiện nick”…v.v… có thể không chính xác với ngôn ngữ Tin học cho lắm ;-).

Chat tiếng Việt có dấu
Chat tiếng Việt không dấu là thói quen thường thấy trên mạng, nhưng đôi khi thật khó khăn để diễn tả những gì mình định nói, tệ hại hơn khi xuất hiện những từ “nhạy cảm và dễ hiểu lầm” – thật khó để mà luận những câu như “Em dang o truong, anh den ngay nhe” (Em đang ở trường, anh đến ngay nhé) hay “Sao em cu doi hon hoai vay” (Sao em cứ dỗi hờn hoài vậy?)… Để gõ được tiếng Việt có dấu, trước hết bạn hãy nhờ đứa bạn chỉ cho quy luật gõ tiếng Việt (chẳng hạn gõ kiểu Telex thì aa là â, s là dấu sắc…). Tiếp theo, máy tính bạn dùng để chat phải có phần mềm gõ tiếng Việt (Vietkey hoặc Unikey), hãy nhờ anh chủ quán net tốt bụng cài đặt hộ hoặc download phần mềm Unikey tại địa chỉ:

http://www.unikey.org/bdownload.php.
Sau khi cài đặt và chạy phần mềm, click chuột phải vào biểu tượng bên góc phải màn hình và chọn bảng mã Unicode, chú ý điều này rất quan trọng, nếu không khi chat bạn sẽ chỉ thấy xương cá, lá cây mà chẳng thấy tiếng Việt đâu.


Gửi ảnh, tài liệu
Bạn có một bức ảnh đẹp hay bất kỳ tài liệu nào muốn gửi cho bạn chat của mình - bạn không phải gửi bằng Mail và đính kèm tập tin, hãy sử dụng tính năng Send file của YM. Trong cửa số chat với người đó, chọn nút Send file, tiếp tục chọn nơi chứa tập tin của bạn (ổ đĩa cứng hay USB).
Bạn của bạn sẽ nhận được một lời mời nhận file, khi click vào “Accept” tệp tin sẽ được gửi đi, tuỳ theo kích thước mà thời gian gửi sẽ nhanh hay chậm. Sau khi có thông báo gửi thành công, người nhận chọn “Save as” và chỉ ra nơi lưu tập tin sẽ vào máy của mình.

Nhiều mặt cười hơn
Những mặt cười YM cấp sẵn cho bạn thật là ít ỏi, thực ra YM còn một số biểu tượng khác không công bố. Bạn thử gõ các ký tự @};- để thấy bông hoa hồng của YM. Danh sách các biểu tượng này với mã và ý nghĩa của chúng như sau:


Lưu tin nhắn mãi mãi
Nếu bạn muốn những tin nhắn mình đã chat có thể xem lại bất kỳ lúc nào (một cuộc chat với những thông tin quan trọng hoặc tình cảm khó quên!) hãy làm như sau:
Trên Menu chính của YM chọn Messenger, tiếp tục chọn Preferences. Trên cửa sổ mới hiện ra chọn mục Archive bên cột trái, tiếp tục chọn Yes, save all of my messages và OK là xong như dưới đây:


Chú ý là Yahoo đặt chế độ mặc định cho các chương trình chat là Yes, save all of my messages, but clear them each time I sign out nghĩa là “Xoá tin nhắn khi sign out” do đó nếu muốn lưu tin nhắn mãi mãi, mỗi khi chat bạn phải cấu hình YM như trên, nếu quên, tất cả tin nhắn đã lưu sẽ mất. Tốt nhất bạn nên lưu các tin nhắn trong thời gian ngắn thôi, cuộc chat nào quan trọng hãy lưu bằng cách copy vào Email rồi gửi cho chính mình hay lưu vào thư mục trong Yahoo Mail.

Ẩn/hiện với một số người
Hẳn là bạn đã biết đến tính năng Invisible của YM và thấy thú vị khi mình đang chat mà bạn mình không biết mình online (bằng cách chọn Invisible to Everyone trên thanh trạng thái ngay dưới menu). Còn một tính năng tương tự mà hay hơn của YM: Để ẩn hay hiện với một bạn nào đó hoặc nhóm bạn (Group) nào đó, click chuột phải lên nick người đó hoặc nhóm đó, chọn Steal Setting.
Tiếp theo chọn Online nếu muốn hiện hay Invisible nếu muốn ẩn. Trước khi làm việc này hãy thiết lập trạng thái cho tất cả bạn chat, thường thì ta ẩn với tất cả sau đó hiện với một số người - hoặc hiện với tất cả sau đó ẩn với một số người.

Cấm chat với mình
Có một tên quái quỷ cứ gửi tin nhắn cho bạn mặc dù bạn đã không thèm chat và đuổi hắn đi? Hãy “Ignore nick” (từ chối chat) của hắn lại bằng cách xoá nick của hắn khỏi danh sách bạn của bạn nhưng phải ghi hoặc nhớ nick của hắn cho việc tiếp theo là: Chọn menu MessengerPreferences, chọn mục Ignore List bên cột trái. Click vào nút Add và nhập nick của hắn rồi OK. Danh sách bên cạnh nút Add là những kẻ đã bị bạn Ignore.

Nick ảo và phát hiện nick ảo
Nick ảo là một nick được tạo ra và sử dụng trong một thời gian ngắn. Nếu bạn đang sử dụng một nick “thật”, bạn có thể đăng ký thêm vài nick khác nữa để chat cùng một lúc miễn là tên nick ảo lúc đó không trùng với ai. Nếu bạn có 2 nick thật bạn cũng không thể chat cùng 1 lúc được (tuy nhiên có một số công cụ cho phép làm việc này) vì vậy trong một số trường hợp nick ảo cũng có lợi.
Cách tạo nick ảo như sau:
Chọn menu MessengerMy Profiles. Bạn sẽ thấy hộp thoại liệt kê các Profile (hồ sơ) của bạn, trong đó hồ sơ chính (primary) là nick bạn đang dùng. Bạn có thể thêm “hồ sơ phụ” bằng cách chọn nút Creat/Edit My Profiles.
Một website mới sẽ mở ra, bạn hãy chọn Create New Public Profile và điền các thông tin bạn muốn vào (y như nick mới). Từ đó bạn có thể chat bằng cả nick thật và nick ảo (hồ sơ chính và các hồ sơ phụ). Khi có thể chat bằng nhiều nick một lúc bạn có thể dùng chúng để cùng chat với một người mới quen và tha hồ “bắt bài” người này (bắt bài như thế nào thì bạn tự nghĩ nhé).
Vậy nếu bạn nghi ngờ rằng mình đang bị tên nào đó chat bằng cả nick thật, nick ảo, làm cách nào để phát hiện đây? Hãy chú ý những cặp bạn Sign out cùng một lúc, đó có thể là nick ảo vì khi tên đó Sign out tất cả các nick hắn đang chat sẽ cùng thoát một lúc. Còn nếu hắn cao tay tới mức Sign out các nick ở các thời điểm xa nhau thì cũng khó đấy (cũng là gợi ý cho bạn khi chat nick ảo đấy hehe…).

Đưa trạng thái vào Website của mình
Bạn đang làm một Website và muốn người vào Website đó biết được bạn đang online ở YM hay không - chẳng hạn ở phần “Liên hệ với Webmaster…” trên Website.
Thú vị đây, bạn hãy vào địa chỉ:

http://messenger.yahoo.com/addpresence.php, nhập nick của bạn vào ô Your Yahoo! ID như bên dưới:
Ở ô ngay bên dưới bạn sẽ có một dòng liên kết (có lẽ là “loằng ngoằng” với bạn), hãy copy nó và paste vào vị trí trên website của bạn mà bạn muốn.
Khi người dùng nhìn thấy biểu tượng đó trên website, họ có thể click vào để gửi tin nhắn cho bạn (với điều kiện họ đã vào YM).
Chẳng hạn, trên website xuất hiện biểu tượng người quản lý đang offline như dưới đây:

Hoặc bạn có thể chèn đoạn mã này vào Web, thay nick của bạn vào là sử dụng được:




Kiểm tra nick ẩn
Mục trước đã chỉ cho bạn cách “ẩn/hiện” với một số người, bây giờ chúng ta tìm cách phát hiện một người đang không vào YM thực sự - hay Invisible (và cố tình tránh mặt không chat với ta, làm bộ như đang offline vậy).
Cách làm như sau:
Mở một cửa sổ chat với người đó, chọn nút Conference (mời họp trong room riêng) sau đó chọn Invite. Người đó sẽ nhận được một cửa sổ mời tham gia phòng như sau:
Cho dù người đó chọn nút nào trong 3 nút trên, cũng sẽ có thông báo về cho bạn, và như vậy người này đang Online, nếu họ Offline hoặc cứ để nguyên cửa số đó sẽ không có thông báo nào gửi về cho bạn. Bạn cứ Invite nhiều lần, đối phương nếu Offline thì chẳng có vấn đề gì, còn nếu Online sẽ nhận được rất nhiều cửa sổ Invite đó và buộc phải Close bớt đi và thế là bạn biết hắn Online rồi đấy.
Nếu đối phương lì lợm không chịu chọn nút nào dù bạn đã Invite nhiều lần, hãy sử dụng công cụ Yahoo Buddy Spy, download tại:

http://ghost1982-friends.info/Yahoo/Yahoo_Buddy_Spy.exe. Bạn hãy khám phá phần mềm này nhé, nó rất dễ sử dụng.

Dòng trạng thái sinh động. Tự động trả lời tin nhắn
Khi bạn đang Online, bạn có thể đặt Status Message (dòng chữ mà bạn chat của bạn sẽ nhìn thấy bên cạnh nick của bạn trong danh sách bạn) của mình bằng cách chọn menu MessengerMy StatusNew Status Message… và gõ dòng trạng thái mới vào.
Có một số phần mềm giúp bạn tạo các dòng trạng thái sinh động, chẳng hạn nó có thể chạy trừ trái sang phải, nội dung có thể dài như một bài thơ, sẽ thật bất ngờ và thú vị cho bạn của bạn nếu nhìn vào danh sách bạn trong YM đấy.
Bạn hãy sử dụng phần mềm Y!M Status do phuongthanh37 viết, download tại

http://donganhol.com/forum/index.php?page=download. Gõ bài thơ hoặc bất kỳ điều gì vào ô chữ trên cùng, chọn tính năng Auto scroll, và nhấn nút Bat dau. Từ đây, Status của bạn sẽ chạy và cuộn đến hết bài thơ.
Nếu chọn tính năng Available; Invisible (bên cạnh Auto scroll), nick của bạn cứ Online/Offline liên tục có thể làm các bạn của bạn bất ngờ (hoặc khó chịu nữa đấy). Có một số tính năng khác bạn có thể tự tìm hiểu.
Tại website trên bạn có thể tìm thấy phần mềm trả lời tự động khi bạn đi vắng, bạn hãy thử xem nhé.


Cải thiện chất lượng webcam
Thủ thuật này đã từng nhắc đến trên THNT, thử áp dụng thì thấy chất lượng webcam tăng lên rõ rệt. Cách làm như sau:
Chọn menu MessengerPreferences, bên cột bên trái chọn Webcam, kéo thanh bên dưới dòng chữ Broadcast my webcam with sang tận bên phải (Better Quality) như hình bên dưới.

Soi các dấu sao
Kẻ nào chat trước bạn và vô tình tích vào lựa chọn Remember my ID & password lúc đăng nhập, thì từ đó YM sẽ hiện ra khung đăng nhập với dạng:
Các dấu * hoặc dấu tròn đó chính là mật khẩu không thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc copy đi nơi khác, nhưng có những phần mềm “soi” ra mật khẩu từ các dấu sao này. Bất kỳ mật khẩu nào trong máy nếu được lưu (cho lần đăng nhập sau không phải gõ nữa) cũng được che dấu kiểu như thế này và đều có nguy cơ bị mất. Phần mềm thông dụng nhất để soi là Revelation v2.0 có thể download tại

http://www.snadboy.com.
Vậy bạn hãy nhớ đừng bao giờ tích vào lựa chọn đó trong YM cũng như các lựa chọn tự lưu mật khẩu khi sử dụng máy tính. Vì với một kẻ tinh nghịch và biết “soi các dấu sao” (như bạn bây giờ đấy ;-)) thì cách che dấu đó chẳng có ý nghĩa gì cả.


Kick và chống kick
Kick là thuật ngữ ám chỉ việc làm cho một người thoát khỏi mạng chat (còn gọi là Boost). Hành động này nhằm mục đích công kích và chắc chắn là chẳng thân thiện gì. Kick là một hành động xấu xa vì vậy chúng tôi cũng không chỉ nơi download cho bạn, có thể coi đó là bài tập tìm kiếm thông tin trên mạng Internet dành cho bạn.
Còn chống kick? Bạn hãy sử dụng các phiên bản mới nhất của YM, nếu sử dụng bản 5.0 hoặc 5.5 (có giao diện rất xấu và cũ kỹ) bạn có nguy cơ bị kick bất kỳ lúc nào bởi các phần mềm này. Với bản YM 6.0 trở lên bạn hãy thiết lập cấu hình cho YM như sau để chống các cuộc kick từ những kẻ ác ý:
Chọn menu MessengerPreferences, bên cột bên trái chọn Connection, tiếp tục chọn Firewall with no proxies.
Bạn nên dùng YM bản mới nhất là 7.5 mới ra đời khoảng 2 tháng trước đây, bản này đã khắc phục lỗ hổng khá nguy hiểm cho người dùng sẽ đề cập ở mục dưới.
Keylogger, Trojan và cách chống
Nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe nói đến Keylogger và Trojan thì bạn nên biết chúng rất nguy hiểm, có thể coi đó là một loại Virus lây lan và hoạt động khi bạn chạy một phần mềm đã bị nhiễm chúng (và gần đây giới Hacker còn có kỹ thuật kinh khủng hơn là cho các Virus hoạt động ngay khi bạn vừa vào một địa chỉ web đã gài bẫy). Thường thì hoạt động của Keylogger và Trojan chủ yếu là đánh cắp các thông tin một cách bí mật. Một Keylogger nổi tiếng như Blazing Perfect Keylogger có thể hoạt động bí mật hầu như ngoài mọi sự kiểm soát và gửi các thông tin về bàn phím đã gõ, các trang web đã xem, thậm chí sau một khoảng thời gian nó có thể chụp ảnh màn hình và đánh cắp nhiều loại thông tin khác để gửi về “chủ” của nó. Các công cụ phát tán các loại Keylogger và Trojan không khó để sử dụng, chỉ cần cung cấp email (hoặc một số cách khác nữa) và chỉ ra 1 file chương trình để gắn Keylogger vào. Dụ nạn nhân mở file này (thường thì các nạn nhân khờ khạo chỉ biết chọn Open khi nhận được) và thế là xong.
Các Keylogger và Trojan phát triển và qua mặt các chương trình diệt Virus rất nhanh, nếu có thể cập nhật các chương trình diệt Virus mới nhất để bảo vệ máy thì thật tốt, hiện nay mới và tốt nhất có Norton 2006, Kaspersky 5, Bit Defender 9, McAfee 8, PC Cillin 12 và Penda 6. Tuy nhiên sự cảnh giác trước những tình huống nguy hiểm của chính bạn mới là quan trọng nhất. Những nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn tránh bị chiếm quyền điều khiển máy tính và mất mật khẩu cũng như các thông tin cá nhân của mình:
1. Không mở và đọc các thư có cảm giác là “lạ”, chẳng hạn các tiêu đề như “Your password is here” hay đến từ một hòm thư như “Admin Yahoo”, “Kim Anh xinh đẹp” (giả sử bạn không quen ai là Kim Anh nhé)…
2. Không mở các link không rõ nguồn gốc, chẳng hạn các link dài loằng ngoằng hay địa chỉ đáng ngờ như “ikhanvakhet.com”, “pintaima.net” (bạn là người Việt thì các trang Ảrập ấy có gì chứ?). Đặc biệt chú ý các link nào kết thúc bằng “.exe” nghĩa là nó đang trỏ đến một file chương trình sẽ tải về máy bạn.
3. Bấy kỳ khi nào tải một chương trình về máy mà được hỏi có “Open” không thì hãy chọn không. Nếu là một link lạ được gửi về bạn hãy quên nó đi không thương tiếc, nếu bạn của bạn gửi hãy tỉnh táo xác nhận lại tính an toàn của chương trình.
4. Không download và sử dụng các chương trình không rõ nguồn gốc. Các website khiêu dâm thường yêu cầu người dùng chạy một chương trình để chat hay xem ảnh này nọ với Virus ở trong. Các diễn đàn Hacker cũng thường “chia sẻ” cho nhau những phần mềm ăn cắp mật khẩu hay chiếm quyền điều khiển, download về sử dụng bạn có thể mất mật khẩu trước khi định lấy mật khẩu của người khác.

Lỗ hổng mới nhất của Yahoo Messenger
Lỗ hổng này do chính một số tay chat chit tìm ra khi mày mò sử dụng YM, hiện nay nó đã khá phổ biến trên mạng Internet và gây ra nhiều phiền toái. YM có một chức năng là người sử dụng có thể yêu cầu bạn chat gửi một số thông tin chung về tài khoản của họ, dĩ nhiên họ có thể đồng ý hay không, nhưng mỗi lần yêu cầu bên phía người nhận sẽ bật lên một cửa số của YM. Phím tắt mà YM dành cho chức năng này là Ctrl+Shift+R (giữ cùng 1 lúc 3 phím này trong cửa sổ chat với người đó), Nếu bạn đang dùng “YM 6.0 with Voice” trở lên, việc giữ 3 phím đó trong một thời gian ngắn liên tục sẽ làm đối phương bật lên hàng trăm cửa sổ yêu cầu (càng lâu càng nhiều). Khi đó, một là đối phương không thể làm gì vì có quá nhiều cửa sổ kín màn hình, hai là đối phương có thể bị thoát khỏi YM do quá tải và ba là, tệ nhẩt và thường thấy nhất - đối phương sẽ bị treo máy và phải khởi động lại. Tôi khuyến cáo bạn không nên gây phiền nhiễu cho người khác bằng cách này.
Có cách nào chống không? Hiện nay Yahoo mới cho ra phiên bản YM 7.5 mới nhất khắc phục vấn đề này, tuy nhiên nó lại có một số lỗi khác - chẳng hạn, đôi lúc không thể nào ẩn hay hiện nick được, đôi lúc thoát ra mà không biết và bật Firewall (như đã nói trong chống kick) thì rất khó vào mạng… Thật là tệ, cách tốt nhất là kẻ nào làm chuyện đó với bạn hãy Ignore hắn ngay để không mất thời gian với kẻ rỗi hơi đó, hoặc nếu bạn cũng rỗi thì có thể trả đũa hắn bất kỳ lúc nào bằng cách tương tự!
Chúc bạn luôn chat vui vẻ, hiệu quả và làm chủ Yahoo Messenger!

Wednesday, September 5, 2007

Đánh giá website (Website Evaluation)

Đánh giá website (Source...)

Khách hàng là người quyết định - điều này cũng đúng trong thế giới web. Số lượng khách truy cập website, số trang khách xem, thời gian khách dừng chân, ... quyết định thứ hạng và giá trị của website.

Thế giới web ngày càng nhộn nhịp, thu hút không chỉ người dùng cá nhân mà cả doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều công ty lập website, kinh doanh và quảng cáo trên web. Tuy theo đuổi những mục tiêu khác nhau nhưng hầu hết các công ty đều cần đo lường hiệu quả công sức và tiền của mà họ đã đầu tư trên web.

Câu nói “khách hàng luôn đúng” lại vẫn đúng! Website có nội dung hấp dẫn, sẽ có nhiều khách truy cập; nội dung website được cập nhật, khách sẽ đến thường xuyên. Những “số đo” về khách truy cập website có thể trả lời cho các câu hỏi như: “mức độ thu hút của website?”, “hiệu quả của chiến dịch tiếp thị?”, “sự trung thành của khách hàng?”, “phân khúc khách hàng quan trọng?”... những số liệu này giúp các chủ website hiểu được khách hàng của mình tốt hơn và có thể đưa ra những chiến lược thích hợp đem lại sự hài lòng cho khách hàng và lợi nhuận cho website.


Các chỉ số

Chỉ số Pageview và Visitor có thể được dùng để xếp hạng Website.

Khi nói đến mức độ thu hút của website, người ta thường trưng ra số “hit” – số lượt truy cập. Không có gì lạ vì đây là chỉ số có thể gây ấn tượng nhờ trị số lớn.

Hit thường được đếm khi có một thành phần dữ liệu (file) được truy xuất từ máy chủ web (web server). Một trang web có thể gồm nhiều thành phần như CSS, JavaScript, hình,... Khi trình duyệt của người dùng mở một trang web, nó sẽ yêu cầu tất cả thành phần này từ web server, mỗi yêu cầu có thể được đếm như 1 hit. Nếu thiết kế “khéo”, một trang web có thể tạo nên hàng chục hit mỗi lần được truy cập.

Số hit thường do các website tự đếm và không có dịch vụ độc lập kiểm chứng, nó hay được nói quá lên và cũng rất dễ dùng kỹ thuật lập trình tạo ra số hit tăng phi mã. Do tình trạng lạm phát, hit đã bị mất giá và giờ đây không còn được xem là thước đo chính cho website.

Tương tự hit, số trang xem - “pageview” - cũng được đếm khi có yêu cầu truy xuất file từ web server nhưng chỉ đếm cho trang chính (file .htm, .asp, .php...), không tính các thành phần trong trang. Nhiều website hiện nay đã áp dụng cách đếm “trung thực” này tuy vẫn dùng tên “hit”, khi này số hit chính là số pageview. Số pageview có ý nghĩa không chỉ vì nó cho biết số trang “thật” được xem mà còn cho biết số quảng cáo được hiển thị cùng với trang (quảng cáo có thể được bán theo phương thức CPM – Cost Per iMpression, tính cho mỗi 1000 trang xem).

Hiện được xem là 1 trong 2 “thước do” chính của website (Hình 1), tuy nhiên chỉ số pageview có nguy cơ bị thất sủng do những kỹ thuật mới như Ajax, RSS, mashup... và sự phát triển của video trên web. Những kỹ thuật mới như Ajax đem đến cho người dùng thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, tiện lợi hơn và ít phải nạp trang web hơn, do vậy giảm số pageview. Pageview càng bị thất thu với video - với những website như YouTube người ta có thể xem cả thước phim (có thể xen kẽ hàng chục cảnh quảng cáo) chỉ với 1 trang xem.


Chỉ số thời gian truy cập cho biết "sức hút" của trang đối với những đối tượng khách khác nhau.

Chỉ số thứ 2 hiện được trọng dụng là số khách truy cập (“visitor” hay “unique visitor”). Khách truy cập website được xác định dựa trên thông tin nhận dạng thường là địa chỉ IP hay dữ liệu cookie “không trùng” trong khoảng thời gian quy định (chẳng hạn 12 giờ hay 24 giờ). Trong thời gian này, mỗi khách chỉ được đếm 1 lần dù truy cập website nhiều lần (và tạo nên nhiều hit). Chỉ số này rất có ý nghĩa đối với các báo điện tử và công ty quảng cáo. Rõ ràng, nhiều người xem quan trọng hơn là chỉ một nhóm người xem đi xem lại nhiều lần.

Tuy nhiên, số đo “unique visitor” không phải lúc nào cũng phản ánh đúng số khách “không trùng” truy cập website. Hàng chục hay hàng trăm người dùng trong một mạng nội bộ (LAN) có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài chỉ qua một địa chỉ IP (thông qua firewall hay proxy server) và do vậy chỉ được đếm như một visitor. Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể sử dụng DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) sinh ra địa chỉ IP khác nhau cho mỗi file được yêu cầu, trong trường hợp này thì một khách truy cập lại được đếm như nhiều visitor. Rất may là những trường hợp này không phổ biến.

Cùng với số visitor, thời gian mà khách lưu lại website cũng là số đo quan trọng, đánh giá sự quan tâm của khách (Hình 2). Dù nhắm đến mục tiêu gì thì trước hết website cần phải có được sự quan tâm của khách. Số trang xem hay số visitor dù có lớn đến mấy đi nữa cũng sẽ mất ý nghĩa khi mà khách đến rồi đi ngay, không hề dành thời gian xem nội dung và quảng cáo. (Xem phần “Click hay không click?”).

Chỉ số thời gian cùng với các chỉ số đánh giá sự tương tác của khách với website như tỉ lệ khách thực hiện giao dịch (ví dụ mua hàng trực tuyến) hay tỉ lệ khách quay lại so với khách mới... không chỉ đánh giá số lượng mà cả chất lượng khách truy cập.

Các chỉ số về chất lượng ngày càng được quan tâm. Trong môi trường Internet ngày càng cạnh tranh, người ta càng phải chú trọng vào thị trường hẹp hơn và càng cần khách chất lượng hơn có tiềm năng trở thành khách hàng thật sự (thực hiện giao dịch).


Dịch vụ “kiểm toán”

Về mặt kỹ thuật, việc đo đếm số hit, pageview, visitor hay thời gian không khó. Hầu hết các nhà phát triển web đều có thể thực hiện và đa phần các website đều có chức năng này. Nếu chỉ nhằm mục đích sử dụng cho nội bộ công ty để đánh giá hiệu quả hoạt động của website và nắm bắt nhu cầu của người dùng để đưa ra quyết định những điều chỉnh chiến lược thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, những chỉ số này còn có thể được sử dụng để “báo giá” website với đối tác (ví dụ khách hàng quảng cáo), hay để “so kè” với các website cạnh tranh khác, vì thế cần đến dịch vụ “kiểm toán” độc lập để đảm bảo tính trung thực và khả năng so sánh của các chỉ số.

Dịch vụ “kiểm toán” các chỉ số của website hiện đang phát triển mạnh cùng với xu thế thương mại điện tử. Hiện có đến gần cả trăm dịch vụ đánh giá website trên thị trường, có thể một số tên tuổi lớn như Nielsen Netratings (www.nielsen-netratings.com), comScore (www.comscore.com/metrix), Ominture (www.omniture.com), WebTrends (www.webtrends.com), WebSideStory (www.websidestory.com), Coremetrics (www.coremetrics.com), Core Metrics (www.coremetrics.com), HitsLink (www.hitslink.com), Hitwise (www.hitwise.com)... Ngoài những chỉ số pageview, visitor, thời gian, các dịch vụ này còn có thể ghi nhận nhiều số liệu chi tiết về khách truy cập như họ từ đâu đến và cần tìm gì, họ dùng trình duyệt gì, độ phân giải màn hình bao nhiêu... và cung cấp những tính năng báo cáo thống kê, phân tích dữ liệu tinh vi phục vụ cho việc đánh giá số lượng và chất lượng khách truy cập, hiệu quả hoạt động của website và những chiến dịch quảng cáo tiếp thị trên web.

Những dịch vụ trên cung cấp nhiều thông tin giá trị nhưng giá cũng cao. Giải pháp đắt tiền không phải lúc nào cũng tốt, có những dịch vụ ít tốn kém hơn vẫn có thể cung cấp số liệu thống kê hữu ích cho những website cỡ vừa và nhỏ, như VisiStats (www.visistat.com), ClickTracks (www.clicktracks.com) hay NetTracker (www.sane.com), thậm chí còn có dịch vụ miễn phí nhưng đáng giá như Google Analytics (www.google.com/analytics).

Bỏ ra 30 triệu USD mua hãng Urchin để cung cấp dịch vụ miễn phí (Google cũng có dịch vụ thu phí cung cấp số liệu chi tiết hơn), Google thật sự gây khó cho các dịch vụ cạnh tranh khác nhưng được các chủ website hoan nghênh về những số liệu thống kê phong phú và giá trị, có cả chỉ số về số lượng (lượng truy cập, trang xem,...) lẫn về chất lượng (thời gian, tỉ lệ giao dịch...). Cái tên Google có thể đảm bảo cho độ tin cậy của những chỉ số này. Đây là dịch vụ đánh giá web miễn phí đáng giá nhất hiện nay (Hình 3).


Google Analytics có thể cho biết khách từ đâu đến và họ cần tìm gì.

Có một dịch vụ miễn phí khác khá được ưa chuộng đó là Alexa (www.alexa.com). Dịch vụ này đánh giá các chỉ số pageview và “reach” (tính theo số visitor) để xếp hạng website. Khác với Google Analytics có yêu cầu chèn mã lệnh vào các trang web của website cần đánh giá, Alexa thu thập dữ liệu thông qua công cụ Alexa Toolbar cài trên máy khách. Dịch vụ Alexa tiện lợi cho việc so sánh tương quan “thế lực” giữa các website với nhau, tuy nhiên chỉ có tính tham khảo vì thứ hạng Alexa không phản ánh chính xác giá trị của website. Thứ nhất, số lượng người cài Alexa Toolbar nhỏ không đủ đại diện cho cộng đồng người dùng Internet (thật sự chẳng có mấy ai cài công cụ này chỉ để biết thứ hạng của những website mà họ truy cập - mục đích chính của công cụ này). Thứ hai, thứ hạng Alexa dễ bị thao túng, đơn giản nhất là khai thác ngay chính Alexa Toolbar (nhờ nhiều người cài đặt công cụ này và truy cập website thường xuyên), tinh vi hơn thì có thể sử dụng những công cụ như Alexabooster hay Alexa Surf.

Thêm một tên tuổi lớn chuẩn bị vào cuộc sau Google. Năm rồi Microsoft đã mua hãng Deepmetrix (giá chưa được công bố) và sẽ đưa ra dịch vụ đánh giá web trong nay mai, theo nhiều nguồn tin thì dịch vụ này có tên là Gatineau và sẽ được cung cấp miễn phí (Hình 4). Đây có thể sẽ là đối thủ xứng tầm với Google Analytics. Hiện tại Microsoft có giới thiệu thử nghiệm dịch vụ AdCenter Labs (http://adlab.msn.com/DPUI/DPUI.aspx) đánh giá và dự báo về giới tính và độ tuổi của khách truy cập website. Các chỉ số này khá thú vị nhưng khó có thể nói về độ chính xác vì chỉ dựa vào dữ liệu người dùng mạng MSN mà không yêu cầu can thiệp gì đến mã lệnh của website cần đo hay cài đặt công cụ trên máy người dùng (Hình 4)

Microsoft AdCenter cho những số liệu về giới tính và độ tuổi của khách.

Hiện còn có nhiều dịch vụ đo website miễn phí khác cũng rất tốt như StatCounter (www.statcounter.com), ClickTracks Appetizer (www.clicktracks.com/products/appetizer/), eXTReMe Tracking (extremetracking.com), SiteMeter (www.sitemeter.com), Add Free Stats (addfreestats.com), Compete (www.compete.com)... một số sử dụng cách thức chèn mã như Google Analytics (trong số này, khác với Google Analytics, một số dịch vụ không được ẩn mà buộc phải hiển thị “nhãn hiệu” của dịch vụ trên các trang web cần đánh giá), một số thu thập dữ liệu qua công cụ cài trên máy khách như Alexa, cũng có dịch vụ lấy thông tin kết hợp từ nhiều nguồn (như Compete, đối thủ của Alexa, thu thập thông tin qua công cụ cài trên máy khách kết hợp với thông tin lấy từ các ISP).

Ngoài ra, hiện cũng có một số dịch vụ đánh giá blog miễn phí như FeedBurner (www.feedburner.com, cho phép đánh giá cả RSS và Podcast) (Hình 4), Measure Map (www.measuremap.com, thuộc Google), IceRocket (tracker.icerocket.com, có xếp hạng blog)... Blog là một dạng website đặc biệt, cần có những chỉ số đặc biệt như số bài gửi lên blog (post) hay số bài bình (comment).


Hình 5
. FeedBurner có thể đánh giá blog, RSS và Podcast.

ChọnLọc

Mọi người đều biết nội dung hấp dẫn và giao diện bố cục hợp lý, dễ dùng là những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một website. Nhưng dù website có thiết kế tốt đến mấy đi nữa mà không được lòng khách hàng thì cũng vô nghĩa.

Tuy nhiên không hẳn các chỉ số về khách hàng cao đều tốt và ngược lại, điều này còn tuỳ mô hình kinh doanh của website. Ví dụ, chỉ số pageview cao tốt cho website báo trực tuyến vì nó có nghĩa nhiều bài được xem (và có thể thu hút nhiều quảng cáo), nhưng với website hỗ trợ khách hàng thì lại không tốt vì nó có nghĩa khách hàng gặp nhiều trục trặc (với sản phẩm của công ty) và cần hỗ trợ. Hay với dịch vụ tìm kiếm Google, chỉ số thời gian thấp vì Google cung cấp nhanh thông tin khách cần tìm, chỉ số pageview của mỗi khách cũng không cao vì Google có cơ chế xếp hạng để đưa ra những kết quả tìm kiếm thích hợp nhất ngay trang đầu, điều này tốt cho cả Google và người dùng (nhờ vậy Google có lượng khách truy cập thường xuyên đông).

Tùy mô hình kinh doanh, mỗi website có thể cần những chỉ số khác nhau. Và chỉ số chính là chỉ số cho thông tin mà chủ website cần hay “có lợi” (thường được công bố) giúp đánh bóng tên tuổi website. Việc kiểm toán chỉ số cũng tùy: tùy qui mô và lưu lượng của website, và tùy số tiền mà chủ wesbite muốn chi. Để “chứng thực” thế lực của mình, các website lớn có lượng khách truy cập hàng ngày từ hàng triệu trở lên có thể phải cần đến những dịch vụ kiểm toán tên tuổi và có phí. Tuy nhiên đôi khi giải pháp miễn phí (như Google Analytics) cũng có thể cung cấp những số liệu giá trị về website.

Cần đánh giá chỉ số nào và sử dụng dịch vụ kiểm toán nào thì tuỳ, nhưng có một điều chắc chắn đó là website cần được đánh giá.

CLICK HAY KHÔNG CLICK?

Click (nhấn chuột) - một hình thái khác của hit - cũng là một chỉ số quan trọng của website, cho biết hiệu quả của quảng cáo trên web. Số click cao được hiểu là có nhiều người quan tâm - thể hiện bằng việc “click” hay nhấn lên banner hay logo quảng cáo (và làm tăng số click). Và phương thức tính click thu phí (Pay Per Click - PPC hay Cost Per Click - CPC) hiện rất được ưa chuộng.

Giống như hit, click cũng bị tình trạng “ảo”. chỉ số này có thể được ngân lên hay được “bơm” dùng chương trình sinh click tự động (được biết đến với tên gọi “clickbot”). Để tránh tình trạng này, click thường được ghi nhận cùng với thông tin nhận dạng (như địa chỉ IP, cookie). Nhưng giải pháp này không triệt để vì vẫn có thể bị “qua mặt”: dùng công cụ tạo địa chỉ IP ảo. Để đối phó, lại phát sinh thêm các dịch vụ kiểm tra click ảo như Click Auditor (http://www.keywordmax.com/click_auditor.html),Vericlix (http://www.vericlix.com)... nhưng trận chiến “click” chưa kết thúc. Các công ty quảng cáo trên web còn phải đau đầu với tình trạng “đọc thuê”, phương thức này đơn giản nhưng khó bị phát hiện: số lượng lớn người dùng ở rải rác khắp nơi được thuê thường xuyên nhận email quảng cáo và truy cập website khách hàng quảng cáo (số tiền thuê nhỏ hơn nhiều so với số tiền chủ website nhận được từ khách hàng quảng cáo). Những người này không hề quan tâm đến nội dung trang web hay quảng cáo, họ chỉ đơn giản nhấn chuột, đến trang web rồi đi ngay.

Vấn đề chính đối với click đó là yêu cầu... click! Phương thức tính click vừa làm mất thời gian của người xem (phải nhấn và đợi nạp trang web khác) vừa dễ bị “thất thu” nếu thông tin quảng cáo không “mời gọi” hay trang web của khách hàng quảng cáo không được cập nhật. Thật ra có nhiều hình thức quảng cáo không cần phải click (quảng cáo cung cấp đủ thông tin cho người xem, như quảng cáo trên TV hay báo in). Với những quảng cáo như vậy, người ta có thể sử dụng phương thức tính trang xem - PPV (Pay Per View - PPV hay Cost Per 1000 iMpression - CPM), hay lần giao dịch - CPA (Cost Per Action hay PPA - Pay Per Action).



Theo PC World VN

PC Hot News

PC Security

Đồ Họa (Computer Graphic)